Viet Nam is considered one of the 30 countries at most extreme risk to climate change. According to the Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE), climate change has contributed to temperature increases of more than 0.50°C and a 20cm rise in sea level over the past 50 years in Viet Nam. Extreme climate events also have been increasing. Between 1990 and 2012, disasters caused nearly 500 deaths, destroyed more than 96,000 houses, and accumulated losses equivalent to 1.3 percent of GDP annually.

In Viet Nam, more than 500,000 people live within 200 meters of the coast. Their homes are usually affected by typhoons and many of them live in unsafe houses. The poverty rate in the coastal areas is 23 percent ; more than twice the national average, partly due to disaster related losses. Moreover, the coverage and health of mangrove forests and coastal ecosystems, which provide a vital buffer against storms, sea surges and salt water intrusion, has reduced significantly in recent years. This is primarily due to population growth and the expansion of poorly planned shrimp aquaculture.

The objective of the project is to improve the resilience of vulnerable coastal communities to climate change related impacts in Viet Nam through safe housing to protect vulnerable communities from increased flooding and storms; robust mangrove coverage to provide a natural buffer between coastal communities and the sea; and enhanced climate risk information to guide climate resilient and risk informed planning. The project scales-up and integrates existing government efforts proven to increase the resilience of vulnerable coastal communities in Viet Nam.

Working with the Government of Viet Nam, the GCF-UNDP activities will benefit all the 28 coastal provinces of Viet Nam, with more focused investment planned in Hue, Thanh Hoa, Quang Nam, Ca Mau, Quang Binh, Quang Ngai and Nam Dinh. All provinces will have access to improved risk data and mapping, and capacity building support to enable improved adaptation decision making.

The project employs a pro-poor participatory approach that aims to ensure that women and men benefit equally from investments in resilience building. Selected coastal communities will benefit from community resilience training, resilient-housing principles, knowledge about mangrove regeneration, and have access to quality risk data.


Housing support will benefit households categorized as “extremely poor” and “poor” according to the established government criteria, and will prioritise:

  • Ethnic minority households
  • Households with difficult living circumstances (i.e. elder citizen-headed, single member, those having members with disabilities, etc)
  • Households living in difficult administrative (remote) locations of highly disadvantaged zones and villages of the provinces
  • Households located in the poorest districts under the government’s poverty targeted programme
  • Other socially vulnerable groups

We will aim that 50% of local level beneficiaries are women, and that at least 30% of technical training participants are female.

Việt Nam được coi là một trong 30 nước chịu rủi ro nhất do biến đổi khí hậu . Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), biến đổi khí hậu góp phần làm tăng nhiệt độ hơn 0,5°C và mực nước biển dâng thêm khoảng 20 cm so với 50 năm qua ở Việt Nam. Các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng. Từ năm 1990 đến năm 2012, thiên tai làm gần 500 người thiệt mạng, hơn 96.000 ngôi nhà bị hư hỏng và thiệt hại tương đương 1,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm.

Ở Việt Nam, hơn 500.000 người sống cách bờ biển 200 mét. Nhà của họ thường bị ảnh hưởng bởi bão và nhiều người trong số họ hiện đang sống trong những ngôi nhà không an toàn. Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực ven biển là 23%; nhiều hơn gấp đôi mức trung bình của cả nước, một phần là do tổn thất liên quan đến thiên tai. Thêm vào đó, diện tích rừng ngập mặn và các nguồn tài nguyên sinh thái ven biển – góp phần cung cấp một vùng đệm quan trọng chống lại bão, triều cường và xâm nhập mặn - đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng gia tăng dân số và việc mở rộng nuôi tôm không theo quy hoạch.

Mục tiêu của dự án là tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương đối với các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam thông qua nhà ở an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do bão lụt ngày càng gia tăng; tăng độ che phủ của rừng ngập mặn nhằm cung cấp một vùng đệm tự nhiên giữa biển và các cộng đồng ven biển; và tăng cường thông tin về rủi ro khí hậu nhằm hướng dẫn công tác lập kế hoạch thông tin về rủi ro và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Dự án mở rộng quy mô cũng như tích hợp các nỗ lực hiện có của Chính phủ nhằm tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương ở Việt Nam.

Phối hợp làm việc với Chính phủ Việt Nam, các hoạt động của dự án GCF-UNDP sẽ mang lại lợi ích cho tất cả 28 tỉnh thành ven biển của Việt Nam, với việc đầu tư tập trung hơn ở các tỉnh: Huế, Thanh Hóa, Quảng Nam, Cà Mau, Quảng Bình, Quảng Ngãi và Nam Định. Tất cả các tỉnh ven biển sẽ được tiếp cận các dữ liệu và bản đồ rủi ro thiên tai, khí hậu, và hỗ trợ nâng cao năng lực từ đó giúp các địa phương ra quyết định thích ứng hiệu quả hơn.

Dự án sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia vì người nghèo nhằm đảm bảo phụ nữ và nam giới đều được hưởng lợi như nhau từ các khoản hỗ trợ để xây nhà an toàn. Các cộng đồng ven biển được lựa chọn sẽ hưởng lợi từ công tác đào tạo về khả năng chống chịu tại cộng đồng, nguyên tắc nhà ở an toàn, kiến thức về tái sinh rừng ngập mặn và có quyền tiếp cận các dữ liệu rủi ro có chất lượng.


Hỗ trợ nhà ở sẽ mang lại lợi ích cho các hộ gia đình thuộc diện "cực nghèo" và "nghèo" theo các tiêu chí của Chính phủ, và sẽ ưu tiên:

  • Các hộ gia đình dân tộc thiểu số
  • Các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (ví dụ: người cao tuổi, hộ gia đình đơn thân, người khuyết tật, v.v.)
  • Các hộ gia đình ở những địa phương khó khăn (vùng sâu vùng xa) của các khu vực thôn bản khó khăn của các tỉnh
  • Các hộ gia đình ở các huyện nghèo nhất trong chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Chính phủ
  • Các nhóm dễ bị tổn thương về mặt xã hội khác, bao gồm các hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ và người khuyết tật.

Chúng tôi sẽ hướng tới mục tiêu 50% người hưởng lợi ở địa phương là phụ nữ và ít nhất 30% người được tham gia đào tạo là nữ giới.

Câu chuyện về dự án Câu chuyện về dự án

  • 03 25
    “Có dải rừng này, từ nay thôn tôi không còn lo bị bão nữa rồi,” chỉ tay về phía cánh rừng trước mặt, ông Bùi Quyết Chiến, thôn Yên Lộc, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tự hào chia sẻ lại...
  • 12 01
    Nằm ở phía bờ đông nam của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, xã đảo Tam Hải là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai và biến đổi khí hậu khi có nhiều khu vực vùng trũng thấp dễ bị...
Xem tất cả